25/01/2025
Mùa hè đến khiến mọi người khó chịu, dẫn đến việc giữ mát trở thành ưu tiên hàng đầu của con người lẫn thú cưng. Vì vậy, có không ít con “sen” thắc mắc có nên cạo lông cho mèo vào mùa hè để bé luôn thoải mái trong cái nóng oi ả? Để tìm lời giải đáp cho vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của PETKIT By Helicorp! 1. Mèo có chịu nóng được không? Mèo là...
23/01/2025
20/01/2025
Bạn đang lo lắng vì mèo cưng gặp khó khăn khi đi vệ sinh? Táo bón không chỉ khiến mèo khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của các bé. Nhưng không sao, bạn hoàn toàn có thể giúp bé cải thiện tình trạng này bằng cách thay đổi chế độ ăn phù hợp. Vậy, mèo bị táo bón nên ăn gì để hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn? Cùng PETKIT by HeLiCorp khám phá những gợi ý thực đơn đơn giản mà hiệu quả trong bài viết này nhé! 1. Dấu hiệu mèo bị táo bón? Mèo bị táo bón là tình trạng khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận ra. Nếu bạn để ý kỹ, những thay đổi nhỏ trong hành vi hoặc sức khỏe của mèo có thể là tín hiệu rõ ràng. Vậy, dấu hiệu mèo bị táo bón là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé! 1.1 Đi vệ sinh khó khăn hoặc không thường xuyên Thông thường, mèo đi vệ sinh 1–2 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu “boss” không đi vệ sinh trong vòng 2-3 ngày hoặc có biểu hiện căng thẳng, khó chịu khi cố gắng đi, đây có thể là dấu hiệu rõ ràng của tình trạng táo bón.. Việc đi ngoài khó khăn khiến bé có những biểu hiện không thoải mái như kêu meo meo, cào cát liên tục, thời gian đi vệ sinh lâu hơn và thường đi nhiều lần. Điều này khiến mèo cảm thấy đau hoặc khó chịu khi cố gắng đi vệ sinh, nó sẽ trở thành nỗi ám ảnh tâm lý và khiến “boss” tránh xa khay vệ sinh. Táo bón khiến mèo khó khăn khi đi vệ sinh và gây đau đớn 1.2 Phân khô và cứng Táo bón khiến phân của mèo trở nên khô, cứng và nhỏ lại. Thay vì phân mềm và dễ dàng thải ra như thường lệ, bạn sẽ thấy phân mèo có vẻ cứng hơn, khó đào thải, đôi khi có lẫn dịch nhầy hoặc máu. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy hệ tiêu hóa của mèo đang gặp vấn đề. Trường hợp mèo bị táo bón do tắc búi lông thì khi đi ngoài sẽ có lẫn búi lông. 1.3 Bụng cứng hoặc sưng to Một trong những dấu hiệu mèo bị táo bón là bụng bé bị căng to và cứng. Tình trạng này do ruột mèo không thể đào thải phân một cách tự nhiên, phân sẽ tích tụ lại và khiến bụng mèo bị sưng lên. Nếu để lâu ngày, phân sẽ tích tụ nhiều gây đầy bụng và không thoải mái, dẫn đến việc mèo mất cảm giác thèm ăn hoặc chỉ ăn rất ít. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của “boss”. Tích tụ chất thải lâu ngày khiến bụng mèo sưng to và cứng 1.4 Mèo lười vận động, mệt mỏi Mèo vốn là loài động vật rất năng động và thích khám phá xung quanh. Tuy nhiên, khi mèo bị táo bón, bé sẽ trở nên mệt mỏi và lười vận động. Nếu bạn thấy bé nằm ườn nhiều hơn, ít chơi đùa và có vẻ uể oải, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe mà các “sen” cần lưu ý. 1.5 Nôn hoặc buồn nôn Táo bón kéo dài có thể khiến mèo cảm thấy buồn nôn hoặc thậm chí nôn ra sau khi ăn. Điều này là do phân tích tụ lâu trong ruột, gây tích tụ độc tố trong cơ thể. Nếu tình trạng này không được xử lý, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Táo bón không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng như tắc ruột hoặc nhiễm độc. Do đó, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu mèo bị táo bón nào, “sen” hãy nhanh chóng đưa mèo đến bác sĩ thú y để được kiểm tra và điều trị kịp thời nhé! 2. Mèo bị táo bón nên ăn gì thì tốt? Khi phát hiện mèo bị táo bón, việc thay đổi chế độ ăn uống là một cách hiệu quả để giúp bé vượt qua tình trạng khó khăn này. Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ việc đào thải phân một cách tự nhiên. Vậy mèo bị táo bón nên ăn gì để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm tốt cho “boss” cưng dưới đây nhé! 2.1 Thực phẩm giàu chất xơ Một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện tình trạng táo bón ở mèo chính là chất xơ. Chất xơ giúp tăng cường nhu động ruột, thúc đẩy việc tiêu hóa và bài tiết phân. Bạn có thể bổ sung cho mèo những loại thực phẩm như bí đỏ, cà...
19/01/2025
Mèo đực đi vệ sinh bậy khiến “sen” cảm thấy bối rối và khó chịu? Đừng lo, bạn không phải là “con sen” duy nhất gặp phải tình trạng này! Vậy tại sao mèo lại có hành vi đó? Có phải do bệnh lý, căng thẳng, hay chỉ là cách chúng đánh dấu lãnh thổ? Trong bài viết này, PETKIT by HeLiCorp sẽ cùng bạn khám phá những lý do chính khiến “boss” có thói quen xấu này và chia sẻ những giải pháp hiệu quả giúp bạn giải quyết vấn đề này nhanh chóng, trả lại không gian sống sạch sẽ cho cả bạn và mèo cưng. 1. Tại sao mèo đực đi vệ bậy thường xuyên? Hành vi mèo đực đi vệ sinh bậy khiến nhiều “sen” nuôi mèo bối rối và lo lắng. Vậy, tại sao mèo đi vệ sinh không đúng chỗ? 1.1 Đánh dấu lãnh thổ Mèo đực thường có thói quen dùng nước tiểu để khẳng định vị thế và đánh dấu "lãnh thổ" của mình. Điều này đặc biệt phổ biến khi trong nhà có sự xuất hiện của những bé mèo khác, như khi bạn vừa đón thêm thú cưng, hoặc khi có mùi hương lạ len lỏi vào không gian sống của chúng. Đây là một bản năng tự nhiên được hình thành để giao tiếp và thiết lập ranh giới với các "đối thủ" tiềm năng. Tuy nhiên, hành vi này lại trở thành nỗi phiền toái lớn đối với các “sen”, nhất là khi nó khiến không gian sống của bạn mất vệ sinh và luôn có mùi khó chịu. Mèo đực có tập tính “đánh dấu lãnh thổ” bằng nước tiểu 1.2 Căng thẳng hoặc lo lắng Bạn có từng nhận thấy mèo đực đi vệ sinh bậy khi có những thay đổi trong nhà, chẳng hạn như di chuyển đồ đạc, có người lạ, hoặc đón về một bé “boss” mới? Mèo là loài động vật rất nhạy cảm với môi trường sống. Những thay đổi nhỏ cũng có thể khiến chúng cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc mất an toàn. Hệ quả là chúng bộc lộ hành vi bất thường, bao gồm cả việc đi vệ sinh không đúng chỗ để phản ứng lại với sự bất ổn đó. 1.3 Vấn đề sức khỏe Hành vi mèo đực đi vệ sinh bậy đôi khi không chỉ đơn thuần là vấn đề hành vi mà còn liên quan đến sức khỏe của chúng. Các bệnh lý như: mèo bị viêm đường tiết niệu, mèo bị sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang, hoặc thậm chí táo bón có thể khiến bé cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu khi đi vệ sinh. Kết quả là chúng có xu hướng tránh xa khay cát và tìm nơi khác để giảm bớt sự khó chịu. Nếu mèo của bạn đột ngột thay đổi thói quen vệ sinh, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra ngay. 1.4 Khay cát không phù hợp Mèo vốn rất kỹ tính khi nói đến "toilet" của mình. Nếu khay cát quá bẩn, quá nhỏ, hoặc đặt ở vị trí ồn ào, bé có thể từ chối sử dụng và tìm nơi khác để đi vệ sinh. Ngoài ra, khi “sen” dùng loại cát vệ sinh không phù hợp hoặc mùi cát khó chịu cũng có thể là lý do khiến chúng "tẩy chay" khay vệ sinh. Do đó, bạn hãy đảm bảo khay cát luôn sạch sẽ, kích thước đủ rộng, và đặt ở nơi mèo cảm thấy thoải mái nhất. Khay cát quá bẩn sẽ là lý do “boss” không dùng khay vệ sinh 1.5 Chưa được huấn luyện đúng cách Việc sử dụng khay vệ sinh không phải là bản năng mà mèo tự nhiên có sẵn. Nếu “boss” cưng chưa từng được dạy cách sử dụng khay cát, hoặc không có hướng dẫn rõ ràng khi còn nhỏ, chúng sẽ không biết đâu là nơi phù hợp để đi vệ sinh. Từ đó hình thành thói quen xấu đi bậy khắp nơi trong nhà. 1.6 Mùi cũ còn lưu lại “Hoàng thượng” có khứu giác nhạy bén gấp nhiều lần con người. Nếu chúng ngửi thấy mùi nước tiểu cũ còn sót lại ở một khu vực nào đó, chúng sẽ cho rằng đó là "nhà vệ sinh" và tiếp tục đi vệ sinh tại đó. Đây là lý do bạn cần làm sạch triệt để các vết bẩn cũ bằng dung dịch khử mùi chuyên dụng dành cho mèo để ngăn ngừa hành vi này. 2. Cách khắc phục tình trạng mèo đi vệ sinh không đúng chỗ Sau khi hiểu rõ lý do mèo đực đi vệ sinh bậy, việc tiếp theo là tìm ra giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này. Dưới đây là những bước cụ thể, dễ áp dụng mà bạn có thể thực hiện: 2.1 Làm...
17/01/2025
Mèo không uống nước là vấn đề khiến nhiều “sen” lo lắng, bởi nếu cơ thể chúng thiếu nước, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy, mèo không uống nước có sao không, tại sao lại xảy ra tình trạng này và cách để mèo uống nhiều nước là gì? Hãy cùng PETKIT tìm hiểu lý do vì sao mèo lười uống nước, tác hại của việc này và khám phá những cách đơn giản nhưng hiệu quả để giúp mèo uống nhiều nước hơn nhé! 1. Vì sao mèo không uống nước? Những “hoàng thượng” vốn nổi tiếng là khó chiều, và thói quen uống nước của chúng cũng không ngoại lệ. Chúng có thể từ chối uống nước vì những lý do rất “trời ơi đất hỡi”. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến boss lười uống nước: 1.1 Nước không được thay mới thường xuyên Mèo cực kỳ kén chọn và có thể từ chối uống nước nếu nước trong bát không sạch hoặc không được thay thường xuyên. Nước để lâu có thể tích tụ bụi bẩn hoặc mùi không dễ chịu, khiến mèo cảm thấy không an toàn khi uống. 1.2 Chén nước quá vơi (hoặc quá đầy) Chiều cao của mực nước trong bát cũng ảnh hưởng đến việc mèo có uống nước hay không. Nếu nước quá vơi, mèo có thể cảm thấy khó uống. Ngược lại, nếu nước quá đầy, mèo có thể lo ngại rằng râu của chúng sẽ bị ướt hoặc cảm thấy không thoải mái khi cúi xuống uống. Mực nước thấp làm ảnh hưởng đến việc mèo uống nước, khiến bé cảm thấy khó chịu và ít uống hơn 1.3 Thay đổi trong thói quen hàng ngày của Boss Mèo là loài động vật yêu thích sự ổn định, nên bất kỳ sự thay đổi nào trong thói quen hàng ngày đều có thể khiến chúng căng thẳng và giảm uống nước. Những thay đổi phổ biến như chuyển nhà, thay đổi môi trường sống, hoặc di chuyển vị trí bát nước có thể khiến mèo cảm thấy bất an và từ chối uống. Ngoài ra, sự xuất hiện của vật nuôi mới hoặc người lạ trong gia đình có thể tạo áp lực, ảnh hưởng đến thói quen uống nước của mèo. Vì thế, việc duy trì môi trường ổn định là rất quan trọng để mèo cảm thấy an toàn và thoải mái. 1.4 Mèo có vấn đề về sức khỏe Các vấn đề sức khỏe, như đau răng, viêm lợi, bệnh thận, hoặc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, có thể khiến mèo lười hoặc từ chối uống nước. Đặc biệt, đau răng hoặc viêm lợi khiến mèo cảm thấy khó chịu khi uống. Nếu bạn nhận thấy mèo có dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, ít đi tiểu, hoặc sụt cân, hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức. 2. Mèo không uống nước có sao không? Nước rất quan trọng để cơ thể mèo hoạt động trơn tru, giống như cách chúng ta cần nước mỗi ngày. Do đó, nếu mèo không uống nước kéo dài thì có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là những rủi ro mà “hoàng thượng” có thể gặp phải: Mất nước: Mèo sẽ trở nên mệt mỏi, lông khô xơ, mắt trũng sâu trông rất thiếu sức sống. Bệnh thận và đường tiết niệu: Lượng nước không đủ khiến nước tiểu cô đặc hơn, tăng nguy cơ mắc sỏi thận, viêm bàng quang và các bệnh nguy hiểm khác. Táo bón: Thiếu nước khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém, mèo dễ bị táo bón và cảm thấy khó chịu. Suy nhược cơ thể: Mèo sẽ dần trở nên mệt mỏi, ít chơi đùa và mất đi sự nhanh nhẹn thường ngày. >> Xem thêm: Mèo uống nước lã có sao không? Ảnh hướng như thế nào với mèo? Nếu các “hoàng thượng” không cung cấp đủ nước có thể dẫn đến suy nhược cơ thể 3. Cách giúp kích thích mèo uống nước Mèo lười uống nước khiến các “sen” băn khoăn về sức khỏe của bé. Nhưng đừng lo, bạn hoàn toàn có thể giúp mèo uống nhiều nước hơn bằng một số mẹo đơn giản dưới đây: Thay nước thường xuyên: Mèo thích nước sạch và tươi mới, vì vậy hãy thay nước 1-2 lần mỗi ngày để đảm bảo nước không bị bụi bẩn hay mùi lạ khiến mèo khó chịu. Sử dụng máy uống nước tự động: Nước chảy động thường thu hút sự tò mò của mèo và khiến chúng thích thú hơn khi uống nước. Những sản phẩm như máy lọc nước tự động Petkit Solo SE không chỉ giữ cho nước luôn sạch, an toàn mà còn có thiết kế yên tĩnh và tạo dòng chảy nhẹ nhàng, khiến mèo cảm thấy tự nhiên hơn khi...
16/01/2025
Việc kích thích mèo con đi vệ sinh là 1 trong những kỹ năng quan trọng mà “sen” cần biết, đặc biệt với các bé mèo chưa thể tự chủ. Nếu bạn đang bối rối không biết bắt đầu từ đâu hay khi nào nên dừng, thì bài viết này sẽ là lời giải chi tiết dành cho bạn. Hãy cùng PETKIT tìm hiểu những cách kích thích mèo đi vệ sinh đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, giúp đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho các “hoàng thượng”. 1. Tại sao cần kích thích mèo con đi vệ sinh? Khi mèo con mới chào đời, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên, cơ thể của chúng chưa phát triển đầy đủ để tự thực hiện các chức năng cơ bản như đi vệ sinh. Trong tự nhiên, mèo mẹ sẽ liếm vào bụng và khu vực hậu môn của mèo con để kích thích nhu động ruột và bàng quang hoạt động. Đây là bản năng tự nhiên giúp các “boss” đi vệ sinh 1 cách đều đặn và đảm bảo sức khỏe. Nếu mèo con bị tách khỏi mẹ hoặc mèo mẹ không có khả năng chăm sóc, thì “sen” sẽ là người thực hiện công việc này. Việc kích thích mèo con đi vệ sinh là cực kỳ quan trọng để: Ngăn ngừa táo bón: Hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện khiến mèo con dễ bị đầy bụng và táo bón nếu không được kích thích kịp thời. Đảm bảo sức khỏe: Việc không đi vệ sinh đúng cách có thể khiến chất độc tích tụ trong cơ thể, gây nguy hiểm đến tính mạng của mèo. Tăng cường sự phát triển: Mèo con được chăm sóc tốt sẽ có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn để phát triển toàn diện. Ngoài ra, việc kích thích mèo con đi vệ sinh cũng giúp bạn theo dõi sức khoẻ của chúng. Màu sắc, hình dạng và tần suất đi vệ sinh là những dấu hiệu quan trọng để nhận biết liệu mèo có đang gặp vấn đề về tiêu hoá hay không. Mèo con khó có thể tự đi vệ sinh trong những tuần tuổi đầu 2. Cách kích thích mèo đi vệ sinh Nếu bạn chưa biết cách kích thích mèo đi vệ sinh, thì đây sẽ là bí kíp dành cho bạn. Quá trình này đòi hỏi “sen” phải thực hiện đúng phương pháp, nhẹ nhàng và kiên nhẫn để đảm bảo mèo con cảm thấy thoải mái, không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hoá. 2.1. Chuẩn bị dụng cụ cần thiết Khăn mềm hoặc bông gòn sạch: Chọn loại không có mùi hương để tránh kích ứng da mèo con. Nước ấm: Đảm bảo nước ở nhiệt độ khoảng 37 - 38 độ, vừa đủ ấm để mèo co không cảm thấy lạnh hoặc nóng rát. Không gian yên tĩnh: Chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh nắng chiếu thẳng làm mèo ôn sợ hãi. 2.2. Đặt mèo con vào đúng tư thế để chuẩn bị thực hiện Bạn có thể mô phỏng cách kích thích mèo con của mèo mẹ, bằng cách cho mèo con đứng thẳng hoặc nằm ngửa. Trong suốt quá trình thực hiện (trình bày ở phần sau), hãy dùng 1 tay để nhẹ nhàng giữ cố định mèo con, đảm bảo chúng không bị trượt khỏi tay hay cử động quá mạnh. Tay còn lại sẽ dùng để thực hiện việc kích thích mèo con đi vệ sinh. Thời điểm tốt nhất để thực hiện quá trình này thường là ngay sau khi mèo con được cho ăn, đây là lúc hệ tiêu hoá của chúng đang hoạt động tích cực, giúp tăng hiệu quả trong việc giúp mèo con đi vệ sinh. Đặt mèo con vào tư thế thẳng đứng giúp bé thoải mái nhất 2.3. Các bước kích thích mèo con đi vệ sinh Rửa tay sạch sẽ: Đảm bảo bạn vệ sinh tay thật sạch trước khi bắt đầu để tránh vi khuẩn lây nhiễm cho mèo. Làm ấm khăn hoặc bông gòn: Nhúng khăn hoặc bông gòn vào nước ấm, sau đó vắt ráo nước và quấn vào ngón tay. Kích thích vùng hậu môn và bụng: Nhẹ nhàng chà xát khăn ấm lên vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của mèo con theo chuyển động tròn. Đồng thời, massage nhẹ nhàng phần bụng của mèo con để kích thích nhu động ruột. Quan sát phản ứng: Nếu mèo bắt đầu đi vệ sinh, hãy tiếp tục thực hiện cho đến khi chúng hoàn thành. Thỉnh thoảng bạn cũng nên dừng lại để kiểm tra xem liệu chúng có sắp ị hay không. Dọn dẹp sau khi mèo đi vệ sinh: Lau sạch vùng hậu môn và bụng của mèo bằng khăn ấm, sau đó lau khô bằng khăn mềm. Cuối cùng, hãy rửa lại tay thật kỹ bằng xà phòng để...
15/01/2025
Mèo không đi ị 2 ngày có phải là vấn đề đáng lo? Đừng quá hoang mang, bởi tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như táo bón, chế độ ăn uống chưa khoa học hoặc căng thẳng. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì, bạn đã biết chưa? Trong bài viết này, PETKIT sẽ giúp bạn trang bị các cách xử lý hiệu quả, cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa để chăm sóc “hoàng thượng” được tốt hơn nhé. 1. Nguyên nhân dẫn đến mèo không đi ị 2 ngày? Mèo không đi ị 2 ngày có thể là dấu hiệu của 1 số vấn đề sức khỏe, từ những nguyên nhân đơn giản như thay đổi chế độ ăn uống đến các bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này mà có thể bạn chưa biết: Táo bón: Đây là 1 trong những nguyên nhân phổ biến khiến mèo không đi ị trong vài ngày. Khi mèo bị táo bón, phân sẽ trở nên cứng và khó di chuyển qua đường ruột, khiến bé mèo gặp khó khăn khi đi vệ sinh. Nguyên nhân gây táo bón có thể do chế độ ăn thiếu chất xơ, mất nước hoặc lười vận động. Chế độ ăn không phù hợp: Mèo con hay mèo trưởng thành không được cung cấp đủ chất xơ trong khẩu phần ăn có thể bị táo bón, do đó không đi ị trong vài ngày. Các loại thức ăn khô không chứa đủ nước và chất xơ có thể làm phân cứng lại và khó đào thải. Thiếu nước: Mèo không uống đủ nước cũng là 1 nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng không đi ị trong 2 ngày. Việc thiếu nước khiến cơ thể mèo mất khả năng làm mềm phân, dẫn đến táo bón. Điều này thường gặp ở những bé mèo không thích uống nước hoặc chỉ ăn thức ăn khô mà không bổ sung đủ lượng nước cần thiết. Căng thẳng và thay đổi môi trường: Mèo là loài rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Sự thay đổi trong môi trường sống như chuyển nhà, thay đổi giờ giấc hoặc gặp phải căng thẳng có thể khiến mèo không cảm thấy thoải mái và không đi vệ sinh như bình thường. Bệnh lý hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng: 1 số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tắc nghẽn ruột, viêm ruột hoặc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá có thể khiến mèo không đi ị. Các bệnh này cần được chuẩn đoán và điều trị kịp thời bởi bác sĩ thú y. Đôi khi, mèo cũng có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuyến tiền liệt hoặc u bướu. Điều trị y tế: Nếu mèo của bạn đang dùng thuốc hoặc đã trải qua 1 phương pháp điều trị nào đó, tác dụng phụ của các loại này có thể gây táo bón. Các loại thuốc như giảm đau, thuốc an thần hay chống viêm đều có thể làm chậm quá trình tiêu hoá, dẫn đến việc mèo không đi ị trong 2 ngày. Mèo đang trong quá trình điều trị có thể khiến chúng không đi ị 2. Mèo không đi ị 2 ngày thì có sao không? Mặc dù tình trạng mèo không đi ị 2 ngày không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, nhưng nếu không được giải quyết kịp thời, nó có thể dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe của mèo. Dưới đây là 1 số trường hợp bạn cần phải lưu ý. 2.1 Trường hợp không nghiêm trọng Nếu mèo vẫn ăn uống bình thường, không có dấu hiệu như đau đớn hay khó chịu, việc mèo không đi ị 2 ngày có thể do các nguyên nhân tạm thời như: Thay đổi môi trường sống: Mèo mới chuyển về nhà mới hoặc thay đổi nơi đặt khay vệ sinh khiến chúng chưa quen và không đi vệ sinh. Thay đổi chế độ ăn: Chuyển đổi thức ăn đột ngột, đặc biệt từ thức ăn mềm sang khô có thể làm hệ tiêu hoá của mèo cần thời gian để thích nghi. Lười vận động: Đặc biệt là đối với mèo già có thể khiến chúng bị chậm tiêu hoá, dẫn đến không đi ị trong vài ngày. Nếu mèo vẫn chơi đùa, vui vẻ và ăn uống bình thường thì tình trạng này có thể tự cải thiện khi môi trường hoặc chế độ ăn được điều chỉnh. 2.2 Trường hợp Boss trở nên nghiêm trọng Bạn cần chú ý đặc biệt nếu mèo không đi ị và kèm theo các biểu hiện sau: Bụng căng cứng: Nếu bụng mèo phình to hoặc căng cứng, đây có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn đường ruột hoặc phân tích tụ lâu ngày. Khó chịu và đau...
14/01/2025
“Sen” có bao giờ thắc mắc làm thế nào để nhận biết mèo của mình đang cần đi vệ sinh? Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen của mèo mà còn tránh việc mèo đi bậy, giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ và thoải mái. Hãy cùng PETKIT by HeLiCorp tìm hiểu dấu hiệu mèo muốn đi vệ sinh để giúp chăm sóc mèo cưng một cách tốt nhất! 1. Mèo đi vệ sinh mấy lần 1 ngày? Bạn có bao giờ tự hỏi mèo đi vệ sinh mấy lần 1 ngày là bình thường? Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chế độ ăn uống, độ tuổi, sức khỏe và cả lối sống của “boss”. Mèo trưởng thành: Trung bình, một chú mèo trưởng thành thường đi tiểu từ 2-4 lần mỗi ngày và đi nặng từ 1-2 lần. Mèo con: Mèo con có hệ tiêu hóa và bàng quang nhỏ hơn nên sẽ đi vệ sinh thường xuyên hơn, khoảng 3-5 lần mỗi ngày. Các bé cũng có thể đi nặng sau mỗi lần ăn. Điều này hoàn toàn bình thường khi hệ tiêu hóa của các “boss nhí” còn đang phát triển. Mèo già: Mèo già thường đi vệ sinh ít thường xuyên hơn do tốc độ trao đổi chất giảm hoặc các vấn đề sức khỏe như táo bón hoặc bệnh thận. Nếu mèo già của bạn có dấu hiệu đi tiểu ít hoặc khó khăn, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra. Tuy nhiên, nếu mèo của bạn đi vệ sinh quá ít hoặc quá nhiều so với con số này, có thể chúng đang gặp vấn đề sức khỏe. Ví dụ, việc đi tiểu quá nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh thận, tiểu đường, trong khi đi tiểu ít hoặc không đi có thể liên quan đến tình trạng tắc nghẽn đường tiểu. Ngoài ra, việc theo dõi thói quen đi vệ sinh của mèo cũng giúp bạn đánh giá chế độ ăn uống của chúng. Nếu mèo ăn thức ăn ướt, lượng nước trong cơ thể sẽ cao hơn, dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Ngược lại, nếu ăn thức ăn khô, tần suất có thể giảm. Bạn thấy đấy, hiểu được mèo đi vệ sinh mấy lần 1 ngày không chỉ giúp bạn chăm sóc mèo tốt hơn mà còn giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe. Vì vậy, đừng quên quan sát và điều chỉnh chế độ ăn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ thú y khi cần thiết nhé! Mèo đi vệ sinh ít hay nhiều còn phụ thuộc vào chế độ ăn, sức khỏe và độ tuổi 2. Những dấu hiệu mèo muốn đi vệ sinh? Hiểu được các dấu hiệu mèo muốn đi vệ sinh không chỉ giúp bạn hỗ trợ “boss” kịp thời mà còn giúp giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ. Dưới đây là những dấu hiệu mèo buồn đi vệ sinh phổ biến mà “sen” có thể quan sát: 2.1 Đào bới hoặc cào sàn Nếu mèo bắt đầu cào sàn nhà hoặc chỗ nào đó hăng say như đang tìm kho báu, rất có thể đó là dấu hiệu mèo buồn đi vệ sinh. Vì lấp chất thải là bản năng tự nhiên của loài mèo nhằm giấu mùi khỏi kẻ thù. Nhưng nếu mèo cào ở thảm hay góc sofa, thì bạn nên nhanh tay chỉ chúng đến hộp cát nhé, không thì "hậu quả" khó lường! 2.2 Đánh hơi và tìm kiếm góc kín Khi mèo liên tục đánh hơi sàn hoặc tìm kiếm góc khuất như: góc tủ, gầm giường, khe cửa,... thì hãy để ý nhé! Đây là những dấu hiệu mèo sắp đi vệ sinh. Hành vi này thường xuất hiện ở mèo con chưa quen đi vệ sinh đúng chỗ, vì chúng đang tìm nơi cảm thấy an toàn và kín đáo. 2.3 Thay đổi tư thế hoặc ngồi xổm Nếu mèo đột ngột dừng chơi, đứng yên, hoặc ngồi xổm ở một góc, rất có thể chúng đang chuẩn bị "giải quyết nỗi buồn". Đây là một trong những dấu hiệu mèo muốn đi vệ sinh mà “sen” nên chú ý nếu không muốn dọn dẹp “chiến trường”. Tư thế ngồi xổm là tư thế dễ nhận biết khi mèo muốn đi vệ sinh 2.4 Kêu meo meo bất thường Một khoảnh khắc mà hầu như mọi chú mèo đều phải "lên tiếng" – đó là khi chúng không thể tìm được chỗ phù hợp để "giải quyết nỗi buồn". Nếu bạn nhận thấy mèo cưng vừa kêu meo meo hoặc phát ra âm thanh bất thường, vừa đi vòng quanh nhà với vẻ bồn chồn, thì hãy nhanh chóng hướng chúng đến khay vệ sinh trước khi quá muộn. 2.5 Liếm vùng hậu môn Đừng ngạc nhiên nếu thấy mèo dành nhiều thời gian liếm vùng hậu môn. Đây cũng là một cách nhận...
13/01/2025