12/06/2025
1. Tổng quan về máy cho mèo ăn PETKIT YUMSHARE GEMINI? 1.1 Hiểu như thế nào về máy cho mèo ăn? Máy cho mèo ăn là thiết bị vô cùng cần thiết trong mỗi gia đình có thú cưng. Máy có khả năng bảo quản hạt vượt trội và phân phối thức ăn một cách khoa học nhất từ việc phân bổ lượng thức ăn, số bữa ăn và thời gian cho ăn cụ thể. Điều này cực kỳ hữu ích với nhà...
07/06/2025
Tiêu chảy là dấu hiệu của bệnh lý ở thú cưng, khiến nhiều SEN lo lắng, căng thẳng. So với mèo trưởng thành, mèo sơ sinh bị tiêu chảy có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bé đang gặp nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và đâu là cách phòng ngừa hiệu quả? Bài viết dưới đây, PETKIT Việt Nam By Helicorp sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn. 1. Vì sao mèo sơ sinh bị tiêu chảy? Đối với mèo con, tình trạng tiêu chảy xuất hiện có thể do bé bị phản ứng với thức ăn hoặc nguy hiểm hơn là boss đang mắc một căn bệnh tiềm ẩn nào đó. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến mèo sơ sinh bị tiêu chảy mà bạn cần biết: Nhiễm ký sinh trùng: Các loại ký sinh trùng như giun, trùng roi Giardia, Mycoplasma Galliseptium và sán dây có thể gây tiêu chảy và làm chậm sự phát triển ở mèo con. Nhiễm trùng do vi khuẩn: Một số vi khuẩn như E.coli, Salmonella và Campylobacter hoặc Virus gây bệnh bạch cầu, Rotavirus gây suy giảm miễn dịch ở mèo cũng khiến cho mèo xuất hiện tình trạng tiêu chảy Chế độ dinh dưỡng không đúng cách: Việc cho mèo sơ sinh uống sữa bò hoặc sử dụng các sản phẩm từ sữa có thể dẫn đến tiêu chảy và buồn nôn, không chỉ ở mèo con mà còn ở mèo trưởng thành. Điều này xảy ra vì cơ thể mèo không có khả năng hấp thụ lactose có trong sữa. Cho mèo con mới sinh uống sữa bò có thể khiến bé bị tiêu chảy nặng Chất lượng sữa mẹ: Khi mèo con uống sữa mẹo bị nhiễm khuẩn hoặc uống quá nhiều sữa cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy ở mèo con. Ngoài ra, sự thay đổi môi trường sống như vật nuôi lạ, con người hay tiếng ông có thể hình thành sự căng thẳng cho mèo con. Và khi gặp căng thẳng, thú cưng sẽ bị suy giảm miễn dịch, dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số những nguyên nhân khiến mèo con mới đẻ bị tiêu chảy. 2. Dấu hiệu tiêu chảy ở mèo sơ sinh Phân của mèo sơ sinh thường khác biệt so với mèo trưởng thành. Bạn nên lưu ý rằng, mèo con thường có phân mềm, không quá cứng hoặc quá loãng. Tuy nhiên, nếu phân của mèo con không có hình dạng, nhão hoặc lỏng liên tục, điều này có thể cho thấy mèo đang bị tiêu chảy. Ngoài việc quan sát hình dạng phân, dưới đây là một số dấu hiệu tiêu chảy ở mèo sơ sinh điển hình mà bạn có thể nhận biết: Phân có mùi hôi: Mèo sơ sinh chỉ dùng sữa mẹ, do đó phân của mé thường không quá nồng mùi. Tuy nhiên, khi phân phát ra mùi hôi khó chịu, điều này có thể cảnh báo mèo con đang bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng đường ruột. Phân mèo xuất hiện mùi thối là dấu hiệu đường ruột mèo đang bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng Màu sắc phân: Thường thì phân của mèo con bị tiêu chảy có màu vàng, điều này thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phân có thể có màu xanh, nâu hoặc lẫn máu. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng đường ruột của mèo đang gặp vấn đề. Mệt mỏi và lờ đờ: Mèo bị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy thường có dấu hiệu uể oải, mệt mỏi, không muốn di chuyển, bỏ bú hoặc bú ít hơn bình thường Da khô: Rối loạn tiêu hoá và tiêu chảy khiến cho cơ thể bé bị mất nước trầm trọng, gây ra tình trạng da khô, niêm mạc mắt nhợt nhạt. Sút cân: Viêm nhiễm đường ruột làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến mèo khó khăn trong việc hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Hậu quả là bé có thể gặp tình trạng sụt cân. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu tiêu chảy ở mèo con là vô cùng quan trọng. Tiêu chảy có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, và nếu triệu chứng kéo dài, mèo con sẽ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. >> Xem thêm: Sữa cho mèo con: Chọn loại nào tốt nhất? >> Xem thêm: Cho mèo con uống sữa ông Thọ được không? 3. Mèo con mới đẻ bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Tiêu chảy, đặc biệt là khi bệnh kéo dài nhiều ngày, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe và đe dọa tính mạng mèo con. Khi gặp tình trạng này, cơ thể...
07/06/2025
Rận không chỉ là mối đe dọa đối với mèo trưởng thành mà còn có thể tấn công trực diện các bé mèo con. Với hệ miễn dịch còn yếu ớt, mèo sơ sinh dễ bị nhiễm trùng da do rận, gây ra kích ứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển. Vậy làm thế nào để nhận biết mèo sơ sinh bị rận và đâu là phương pháp diệt rận hiệu quả? Hãy cùng PETKIT Việt Nam By HeLiCorp khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây. 1. Nguyên nhân khiến mèo sơ sinh bị rận Lý do phổ biến khiến mèo sơ sinh bị rận là do lây truyền từ mèo mẹ. Nếu mèo mẹ đã mắc rận trước hoặc trong thời gian mang thai, nguy cơ lây nhiễm cho mèo con rất cao. Mèo con thường dành phần lớn thời gian để bú sữa, dính sát cơ thể mẹ để tìm hơi ấm và được mèo mẹ liếm láp để làm sạch cơ thể. Trong quá trình này, rận sẽ từ cơ thể mèo mẹ di chuyển qua mèo con và bắt đầu thực hiện chu trình ký sinh mới trên cơ thể bé. Tiếp xúc gần mèo mẹ nhiễm rận là một trong những nguyên nhân khiến mèo sơ sinh bị rận Ngoài lý do trên, tình trạng mèo con bị rận còn xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau: Vô tình tiếp xúc gần với các con mèo, động vật khác bị rận. Môi trường sống của mèo con không được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ, tạo điều kiện cho rận sinh sôi và tấn công mèo. Gia đình nuôi nhiều thú cưng nhưng không có kế hoạch phòng ngừa, điều trị rận cụ thể cho tất cả các thú cưng trong nhà Sử dụng đồ dùng chung giữa các thú cưng (ví dụ: chăn đệm, đồ chơi,...) 2. Cách nhận biết mèo sơ sinh có rận Với kích thước nhỏ chỉ khoảng 2mm, màu nâu đỏ, rận mèo khó có thể phát hiện khi chúng “ẩn nấp” bên trong lớp lông mèo. Vậy thì làm thế nào để biết mèo sơ sinh bị rận? Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình mà “sen" nên chú ý: Nhìn thấy rận di chuyển trên cơ thể mèo con: Bộ lông của các bé mèo con thường mỏng hơn so với mèo trưởng thành, do đó bạn có thể quan sát thấy rận trên cơ thể bé bằng mắt thường. Quan sát thấy rận di chuyển dưới da mèo còn Ngứa ngáy: Dấu hiệu đầu tiên cho thấy mèo con đang bị rận chính là chúng gãi ngứa và ngọ ngoạy cơ thể thường xuyên, nhất là ở các vùng như cổ, tai, hậu môn,... Da đỏ, nổi mẩn: Rận tấn công và cắn da bé, khiến cho da mèo con bị đỏ, quan sát kỹ sẽ thấy các vết mẩn đỏ, viêm nhiễm. Rụng lông từng mảng: Nếu mèo con bị nhiễm rận trong thời gian dài mà không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến việc mèo con rụng lông theo từng mảng do bị tổn thương nang lông. Ngoài việc khiến mèo con cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, rận còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mèo con. Chúng có thể truyền các loại ký sinh trùng khác như sán, gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng, thậm chí là tử vong ở những bé có sức khoẻ yếu. Việc phát hiện kịp thời mèo sơ sinh bị rận và có phương án điều trị cấp tốc, hiệu quả là cần thiết nhằm đảm bảo sức khoẻ và sự phát triển của bé sau này. 3. Rận ở mèo có lây không? Rận có khả năng lây nhiễm nhanh chóng giữa các bé mèo khi sống trong cùng một không gian, và thường rất khó phát hiện kịp thời. Vì vậy, nếu bạn thấy một bé trong bầy có dấu hiệu nhiễm rận, tốt nhất là nên thực hiện các biện pháp cách ly, khử trùng môi trường và đưa bé đến bác sĩ thú y để được điều trị triệt để. Mặc dù rận mèo không thể sống trên cơ thể người, chúng vẫn có thể cắn nếu có cơ hội. Nếu bị rận cắn, bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, và có nguy cơ xuất hiện nhiễm trùng tại vết cắn. 4. Cách diệt rận mèo tại nhà hiệu quả Điều quan trọng cần biết là rận trưởng thành có thể sống đến 2 tuần và đẻ tới 50 trứng mỗi ngày. Do đó, bạn phải thực sự cẩn thận để đảm bảo rằng chúng đã bị diệt tận gốc và không có khả năng tái sản sinh trên lông da thú cưng. Để có thể loại bỏ rận mèo tại nhà triệt để đạt hiệu quả cao, bạn...
07/06/2025
Tình trạng mèo sơ sinh không bú mẹ tương đối hiếm gặp, do đó khiến cho nhiều SEN cảm thấy rối rắm không biết nên xử lý thế nào để mèo con phát triển khoẻ mạnh. Trong bài viết này, PETKIT sẽ chia sẻ chi tiết nguyên nhân khiến mèo con không chịu bú sữa mẹ, cùng với các biện pháp kích thích mèo bú nhằm giúp bạn xử lý triệt để vấn đề này. 1. Vì sao mèo sơ sinh không bú mẹ? Trong giai đoạn đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho mèo con, cung cấp các chất cần thiết như Protein, chất béo, Vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, hầu hết các bé mèo sơ sinh đều tự động tìm đến sữa mẹ khi cảm thấy đói. Tuy nhiên, có một số trường hợp mèo sơ sinh không muốn bú sữa mẹ, thường do những nguyên nhân chính sau: Mèo mẹ bỏ rơi: Một số mèo mẹ thiếu kinh nghiệm nuôi con hoặc trực tiếp từ chối con, dẫn đến việc không cho mèo con bú. Cạnh tranh trong lứa: Khi mèo mẹ sinh quá nhiều con, những bé yếu hơn có thể không đủ sức để tranh giành sữa. Mèo con không đủ sức để cạnh tranh với các bé còn lại, dẫn đến tình trạng mèo sơ sinh không bú mẹ Sữa mẹ không đạt chất lượng: Nếu mèo mẹ gặp vấn đề sức khỏe hoặc căng thẳng, chúng có thể không sản xuất đủ sữa cho các bé mèo con. Thêm vào đó, chế độ ăn uống không phù hợp có thể dẫn đến sữa kém chất lượng, điều này cũng khiến cho mèo sơ sinh không bú mẹ. Mèo con bị dị tật: Mèo con sinh bị mắc bệnh lý, yếu ớt, bé không đủ sức để bú. Đặc biệt hơn, một số bé xuất hiện vấn đề dị tật ở miệng như hở hàm ếch khiến bé bú sữa gặp nhiều khó khăn. Tác động môi trường: Môi trường quá ồn ào hoặc nhiệt độ không phù hợp cũng có thể ảnh hưởng đến việc mèo con bú sữa. 2. Cách xử lý khi mèo sơ sinh không bú mẹ Khi nhận thấy dấu hiệu mèo sơ sinh không bú mẹ, bạn cần xác định nguyên nhân cụ thể để có hướng xử lý phù hợp tùy theo tình trạng hiện tại của mèo con. Dưới đây là một số cách xử lý khi mèo sơ sinh không bú mẹ: 2.1 Kiểm tra sức khỏe mèo mẹ và mèo con Nếu bạn nhận thấy mèo có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bị dị tật bẩm sinh, hoặc nghi ngờ mắc các bệnh lý nguy hiểm (ví dụ: viêm vú) dẫn đến việc không sản xuất đủ sữa, cách tốt nhất là đưa mèo mẹ và mèo con đến cơ sở thú y để kiểm tra sức khỏe. Đồng thời, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu mèo mẹ gặp khó khăn trong quá trình cho con bú. Tại phòng khám thú y, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tuyến sữa của mèo mẹ. Sau đó, phác đồ điều trị có thể gồm: Sử dụng các loại thuốc để kích thích mèo mẹ sản xuất sữa. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm cải thiện chất lượng sữa mẹ. Cần đưa mèo mẹ và mèo con đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ 2.2 Kích thích mèo con bú mẹ Nếu mèo con không chịu bú mẹ do các tác nhân bên ngoài hoặc không đủ sức để tranh giành sữa, bạn có thể thực hiện một số cách sau để kích thích mèo sơ sinh bú sữa mẹ: Tạo không gian yên tĩnh: Đảm bảo nơi nghỉ ngơi cho mèo mẹ và mèo con thoải mái, ấm áp và không bị làm phiền. Hỗ trợ mèo con bú: Giúp mèo con tìm vú mẹ dễ dàng hơn, giảm bớt sức lực cần thiết để tranh giành sữa với các bé khác. Kích thích khứu giác: Lau sạch vú của mèo mẹ bằng khăn ẩm để mùi sữa lan tỏa mạnh mẽ hơn. Điều này sẽ giúp kích thích khứu giác của mèo con, giúp bé dễ dàng hơn trong việc tìm sữa. 2.3 Dùng sữa ngoài thay thế Trong trường hợp mèo sơ sinh hoàn toàn từ chối bú sữa mẹ, bạn cần tìm các giải pháp thay thế để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng cho sự phát triển khỏe mạnh. Trong đó, sữa thay thế là một lựa chọn phù hợp đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng cho các bé. Vậy mèo con có thể sử dụng loại sữa nào? Không phải tất cả các loại sữa đều thích hợp cho mèo sơ sinh. Theo khuyến nghị của bác sĩ, bạn nên sử...
07/06/2025
Việc chăm sóc mèo không chỉ dừng lại ở ăn uống, vệ sinh mà đôi khi còn đòi hỏi những thao tác y tế cơ bản, như thông tiểu. Đây là kỹ thuật cần thiết khi mèo gặp khó khăn trong việc đi tiểu do các vấn đề sức khỏe. Vậy, cách thông tiểu cho mèo tại nhà thế nào là đúng cách và đảm bảo an toàn? Hãy cùng PETKIT tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 1. Thông tiểu cho mèo là gì? Thông tiểu cho mèo là thao tác can thiệp vào bàng quang để giúp mèo bài tiết nước tiểu khi không thể tự đi tiểu bình thường. Thao tác này thường áp dụng cho mèo bị tắc đường tiểu hoặc gặp vấn đề ở bàng quang khiến mèo không thể đi tiểu một cách tự nhiên. Quá trình thông tiểu đòi hỏi người thực hiện phải hiểu rõ kỹ thuật và có biện pháp đảm bảo vệ sinh để tránh nguy cơ nhiễm trùng hoặc gây đau đớn cho mèo. 2. Khi nào cần thông tiểu cho chó mèo? Việc thông tiểu không nên thực hiện tùy ý mà cần phải dựa vào sự quan sát và tư vấn từ chuyên gia thú y. Các dấu hiệu như mèo khó chịu khi đi tiểu, nước tiểu có máu hoặc mèo không thể tiểu tiện trong nhiều giờ là các cảnh báo quan trọng. 2.1 Các trường hợp chỉ định cần thiết Một số trường hợp phổ biến mà bạn có thể cần thực hiện thông tiểu cho mèo bao gồm: Tắc nghẽn đường tiểu: Khi đường tiết niệu của mèo bị chặn lại do sỏi hoặc tinh thể. Mèo bị viêm đường tiết niệu: Các vấn đề về viêm nhiễm có thể làm mèo khó đi tiểu, dẫn đến căng tức bàng quang. Tổn thương hoặc suy giảm chức năng bàng quang: Đôi khi, do các tổn thương thần kinh, mèo có thể mất khả năng kiểm soát đi tiểu. Mèo bị thương ở vùng bụng: Những chấn thương nghiêm trọng có thể khiến bàng quang của mèo không thể hoạt động bình thường. Chấn thương nghiêm trọng ở bụng có thể khiến bàng quang mèo không hoạt động bình thường 2.2 Trường hợp chống chỉ định Không nên thông tiểu cho mèo tại nhà trong các trường hợp sau: Nhiễm trùng nặng: Khi mèo bị nhiễm trùng nghiêm trọng, tự thông tiểu có thể làm lây lan vi khuẩn hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng nhiễm trùng. Mèo mang thai hoặc có bệnh nền nghiêm trọng: Các mèo có sức khỏe yếu hoặc đang mang thai cần được chăm sóc đặc biệt từ bác sĩ thú y. Kỹ thuật không đảm bảo: Nếu bạn không có đủ kỹ năng hoặc không tự tin thực hiện, nên đưa mèo đến cơ sở thú y để đảm bảo an toàn. 3. Các cách thông tiểu cho mèo phổ biến Hiện có nhiều phương pháp thông tiểu cho mèo, bao gồm cả tự thực hiện tại nhà và nhờ sự can thiệp của bác sĩ thú y. 3.1 Cách thông tiểu cho mèo tại nhà Trước khi thực hiện, hãy đảm bảo bạn đã được hướng dẫn kỹ từ chuyên gia thú y và trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết. Các bước thực hiện tại nhà: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ cần thiết để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi và an toàn cho mèo: Găng tay y tế: Giúp giữ vệ sinh và tránh lây nhiễm. Ống tiểu nhỏ dành cho mèo: Đảm bảo ống tiểu sạch sẽ và phù hợp với kích thước của mèo. Nước muối sinh lý: Dùng để vệ sinh vùng tiểu sau khi thông tiểu. Khăn mềm sạch: Để lau khô vùng bụng và tiểu của mèo sau khi hoàn tất. Bước 2: Rửa tay và khử trùng dụng cụ Rửa tay thật kỹ và đeo găng tay y tế trước khi thực hiện để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Khử trùng các dụng cụ như ống tiểu bằng cách ngâm trong dung dịch sát khuẩn rồi lau khô. Đảm bảo mọi thứ đều sạch sẽ trước khi tiến hành. Bước 3: Giữ mèo ở tư thế thoải mái và yên tĩnh Đặt mèo nằm ở tư thế thoải mái trên một mặt phẳng sạch, có thể là khăn hoặc tấm lót. Nên giữ mèo thật nhẹ nhàng và trấn an chúng để tránh sự hoảng sợ hoặc phản kháng. Nếu cần, bạn có thể nhờ một người khác hỗ trợ giữ mèo cố định để dễ dàng thao tác hơn. Việc giữ mèo bình tĩnh là rất quan trọng để tránh gây tổn thương trong quá trình đưa ống tiểu vào. Các bước thực hiện thông tiểu cho mèo tại nhà Bước 4: Đưa ống tiểu vào đường tiểu của mèo Sau khi mèo đã sẵn sàng, từ từ...
07/06/2025
Nên cho mèo ăn cơm hay ăn hạt để tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của mèo cưng? Đây là câu hỏi mà nhiều “sen” nuôi mèo thường thắc mắc. Mỗi loại thức ăn đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng đâu mới là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của “boss” cưng? Để chọn đúng chế độ ăn phù hợp, bạn cần hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của mèo ở từng giai đoạn. Cùng PETKIT by HeLiCorp tìm hiểu ngay để mang lại bữa ăn lý tưởng cho “hoàng thượng” nhé! 1. Mèo ăn cơm có được không? Có lẽ bạn đang tự hỏi: "Mèo ăn cơm được không và điều này có tốt cho sức khỏe của chúng?" Câu trả lời là mèo có thể ăn cơm, nhưng đây không phải là loại thực phẩm lý tưởng cho chế độ dinh dưỡng của các bé. Cơm chủ yếu cung cấp tinh bột, trong khi mèo vốn dĩ là loài ăn thịt, cần nhiều protein và chất béo từ thịt và cá để duy trì sức khỏe. Việc ăn quá nhiều cơm có thể khiến bé bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như taurine – một chất thiết yếu để bảo vệ thị lực và tim mạch. Thậm chí, việc tiêu thụ cơm thường xuyên còn có nguy cơ gây thừa cân hoặc làm rối loạn tiêu hóa ở mèo. Thế nhưng, cơm lại khá phù hợp khi mèo có dạ dày nhạy cảm hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa. Cơm nấu chín, mềm và ẩm, dễ tiêu hóa, có thể giúp cải thiện tình trạng phân lỏng hoặc tiêu chảy ở mèo, ngăn ngừa mất nước. Một lượng cơm nhỏ trộn cùng thức ăn hàng ngày có thể làm phân cứng hơn và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Đặc biệt, cả gạo trắng và gạo lứt đều an toàn cho mèo bị đau dạ dày, miễn là được nấu kỹ. Tuy nhiên, “sen” hãy sử dụng cơm với lượng vừa phải và không nên thay thế hoàn toàn các nguồn dinh dưỡng khác để đảm bảo sức khỏe tổng thể cho mèo. Điều quan trọng là phải kết hợp với thực phẩm giàu đạm và các chất dinh dưỡng cần thiết để mèo phát triển khỏe mạnh và cân đối. Nếu bạn đang cân nhắc chế độ ăn phù hợp cho mèo cưng, hãy nhớ rằng Protein từ thịt và cá luôn là ưu tiên hàng đầu! Mèo có thể ăn cơm nhưng chỉ nên cho bé ăn 1 lượng vừa phải 1.1 Lưu ý khi cho Boss ăn cơm Chỉ cho ăn một lượng nhỏ: Cơm không thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mèo, vì vậy chỉ nên cho ăn một lượng nhỏ, trộn cùng với thức ăn chính để hỗ trợ tiêu hóa hoặc khi mèo gặp vấn đề về tiêu chảy. Chế biến đúng cách: Cơm phải được nấu chín kỹ và mềm, tránh cho mèo ăn cơm sống hoặc cơm chưa nấu kỹ vì có thể gây khó tiêu cho bé.. Không trộn thêm gia vị: Cơm nên được nấu đơn giản, không cho thêm gia vị, hành, tỏi hoặc bất kỳ thành phần nào có thể gây hại cho mèo. Các gia vị này tuy bình thường với con người nhưng lại có thể gây ngộ độc hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mèo. Quan sát phản ứng của mèo: Sau khi cho mèo ăn cơm, theo dõi tình trạng sức khỏe của chúng. Nếu mèo có dấu hiệu khó tiêu, nôn mửa hoặc tiêu chảy, nên ngừng cho ăn cơm và tham khảo ý kiến bác sĩ thú y. Không cho mèo con ăn cơm: Với dạ dày non nớt của các “boss” nhí thì cơm không phải là lựa chọn an toàn cho các bé. Quan sát tình trạng mèo sau khi ăn cơm để sớm phát hiện điều bất thường 2. Nên cho mèo ăn cơm hay ăn hạt? Nên cho mèo ăn cơm hay ăn hạt? Việc lựa chọn giữa cơm và hạt cho mèo phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của chúng. Hạt là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn lâu dài, vì chúng được sản xuất đặc biệt để cung cấp đầy đủ Protein, Vitamin và khoáng chất mà “hoàng thượng” cần. Ngoài ra, thức ăn hạt rất tiện lợi, dễ bảo quản và có nhiều loại phù hợp với từng giai đoạn phát triển của mèo. Tuy nhiên, nếu mèo không uống đủ nước hoặc ăn hạt khô quá nhiều có thể gây mất nước hoặc sỏi thận. Vì vậy, “sen” cần khuyến khích mèo uống nước thường xuyên, trộn nước vào hạt hoặc kết hợp thêm thức ăn ướt trong khẩu phần. Máy lọc nước PETKIT Solo SE - Bơm không dây Bên cạnh đó, cơm...
07/06/2025
Chắc hẳn bất kì người yêu mèo nào cũng từng có thắc mắc mèo ăn cơm được không? Đây không chỉ là câu hỏi phổ biến mà còn là vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của mèo cưng. Trong bài viết này, PETKIT sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết câu hỏi này, đồng thời cung cấp những kiến thức dinh dưỡng khoa học và hữu ích để đảm bảo “boss” luôn khỏe mạnh. 1. Mèo ăn cơm được không? Với câu hỏi “mèo ăn cơm được không” hay “mèo con ăn cơm được không” thì theo thực tế, mèo có thể ăn cơm nhưng không nên coi cơm là thức ăn chính của chúng. Để lý giải nguyên nhân, bạn cần hiểu rõ về hệ tiêu hóa và nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của loài mèo. Mèo là loại động vật ăn thịt bắt buộc (obligate carnivore), nghĩa là cơ thể của chúng cần một chế độ ăn giàu protein từ thịt để duy trì sức khỏe và hoạt động sống. Chính vì vâỵ, không nên cho mèo ăn quá nhiều cơm, bởi vì: Hệ tiêu hóa sẽ bị quá tải: Mèo không thể sản sinh enzyme để xử lý lượng lớn tinh bột và lượng Carbohydrate có trong cơm. Khi mèo nạp vào cơ thể quá nhiều cơm, chúng sẽ đối mặt với tình huống đầy hơi, tiêu chảy và táo bón không mong muốn. Mất cân bằng dinh dưỡng: Chế độ ăn của mèo cần tập trung vào protein và chất béo để duy trì cơ bắp, bộ lông bóng mượt và năng lượng hoạt động. Trong khi đó, cơm không thể cung cấp đủ các dưỡng chất này và việc cơm là thành phần chính trong bữa ăn sẽ khiến mèo dễ thiếu hụt dinh dưỡng. Tăng cân và các vấn đề về khớp, tim mạch: Ăn cơm quá nhiều đồng nghĩa với việc mèo đang nạp lượng lớn tinh bột dư thừa vào cơ thể, dẫn đến tăng cân nhanh chóng. Điều này không chỉ gây béo phì mà còn làm tăng áp lực lên xương khớp, đặc biệt là ở mèo lớn tuổi. Ngoài ra, trọng lượng dư thừa cũng có thể dẫn đến các bệnh tim mạch và tiểu đường ở mèo. Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp một lượng nhỏ cơm với các món ăn chính giàu Protein như thịt gà, cá hoặc pate để cân bằng dinh dưỡng. Mèo ăn cơm quá thường xuyên có thể dẫn đến nhiều hậu quả không tốt 2. Những loại thức ăn phù hợp cho mèo ở từng giai đoạn Việc hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của mèo sẽ giúp bạn chăm sóc mèo tốt hơn và đảm bảo sức khỏe toàn diện cho bé. Bạn nên cung cấp cho “hoàng thượng” những thức ăn giàu Protein từ thịt, cá và các loại thực phẩm chuyên dụng dành cho mèo. Dưới đây là gợi ý chi tiết về chế độ ăn cho mèo theo từng giai đoạn cụ thể. 2.1 Giai đoạn mèo con (0 - 12 tháng tuổi) Ở giai đoạn này, bạn cần lưu ý rằng không nên cho mèo con ăn cơm, bởi cơm có thể gây đầy bụng và rối loạn tiêu hóa cho các bé. Mèo con cần rất nhiều chất đạm và chất béo để hỗ trợ sự phát triển của cơ bắp, hệ xương khớp cùng da lông. Lúc này, bạn nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để bé dễ tiêu hóa cùng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Hãy lựa chọn các loại thức ăn dành riêng cho mèo con và giàu Protein như thịt gà, cá, bò cùng những pate chuyên dụng cho mèo. Ngoài ra, khi mèo cai sữa mẹ, có thể cho bé uống thay thế bằng sữa dành cho mèo nhằm đảm bảo cơ thể nạp đủ Canxi và dưỡng chất phát triển. Mèo con cần được bổ sung nhiều chất đạm và chất béo trong bữa ăn 2.2 Giai đoạn mèo trưởng thành (1 - 7 tuổi) Mèo trưởng thành cần một chế độ ăn hài hòa giữa chất đạm, chất béo và Carbohydrate. Chế độ ăn trong thời kỳ này cần tập trung vào việc duy trì sức khỏe toàn diện và năng lượng cân bằng. Bạn có thể kết hợp cơm vào bữa ăn cho mèo trưởng thành, nhưng cần lưu ý 1 số điều sau: Tỷ lệ cơm không quá cao, chỉ nên chiếm 10-15% khẩu phần để tránh làm giảm khả năng hấp thụ Protein. Trộn cơm với thịt hoặc cá xay nhuyễn để mèo dễ ăn và bổ sung đủ dưỡng chất. Không nêm gia vị vào cơm, đặc biệt là muối và hành tỏi, vì chúng sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa và gan thận của mèo. Ngoài cơm, các loại thức ăn khô như...
07/06/2025